Số 128/19, Tổ 17, Khu Phố 4C, Phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
Hotline: 0988080096 - 0988080096
Logo

Lập giấy phép môi trường

I. Giấy phép môi trường.

Là giấy phép được xác nhận chấp thuận của cơ quan chức năng Sở hoặc Bộ Tài Nguyên Môi trường về các công trình tác động đến môi trường liên quan phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức

II. Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Theo Luật số: 72/2020/QH14, Luật Bảo Vệ Môi Trường cho các đối tượng phải có giấy phép Môi trường. Có hiệu lực từ 01/01/2022

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  • Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

III. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

  1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
  3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
  4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
  5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
  7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
  8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  9. Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
  10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
  13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
  14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

IV. Hồ sơ, Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

c) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

d) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

3. Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.

Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.

Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường.

4. Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

5. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có tiến hành công việc bức xạ thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

V. Các văn bản pháp lý và kỹ thuật cho giấy phép môi trường

Stt Văn bản
1 Giấy đăng ký kinh doanh (mới nhất)
2 Giấy chứng nhận đầu tư (mới nhất)
3 Hợp đồng thuê đất
4

Hợp đồng xử lý nước thải/ Biên bản thỏa thuận vị trí đấu nối nước mưa, nước thải.

  • Bản vẽ thể hiện vị trí đấu nối nước mưa, nước thải của Công ty với KCN
5 Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kèm Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Trường họp bổ sung, sửa đổi)
6 Giấy xác nhận hoàn thành đã được cấp (Trường họp bổ sung, sủa đổi)
7 Văn bản điều chỉnh nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
8 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
9 Giấy phép xây dựng (phải có HTXL nước thải + khí thải + chất thải rắn)
10 Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
11 Giấy thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
12 Hóa đơn điện, nước, xử lý nước thải 3 tháng gần nhất + bảng nhu cầu sử dụng nước và nước thải trong ngày của dự án; hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải, khí thải.
13 Thuyết minh, bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước thải, khí thải (bản vẽ hoàn công có ký, con dấu – bản gốc) + biên bản nghiệm thu và bàn giao)
14 Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ CO, CQ đối với các công trình, máy móc xử lý môi trường được nhập khẩu về
15

Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng (phải có mộc hoàn công, mộc của cả chủ dự án và đơn vị thiết kế)

  • Bản vẽ tổng thể
  • Bản vẽ thoát nước mưa
  • Bản vẽ thoát nước thải
  • Bản vẽ khu lưu chứa chất thải, bể tự hoại
16

Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt

  • Chứng từ thu gom + hồ sơ năng lực
17

Hợp đồng thu gom rác thải công nghiệp không nguy hại kèm hồ sơ năng lực đơn vị thu gom, xử lý

  • Chứng từ thu gom
18

Hợp đồng thu gom rác thải nguy hại kèm hồ sơ năng lực đơn vị thu gom, xử lý

  • Chứng từ thu gom rác thải nguy hại
19 Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm, kèm kết quả phân tích (Trường họp bổ sung, sửa đổi)

Tiêu Chuẩn khác