Số 128/19, Tổ 17, Khu Phố 4C, Phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
Hotline: 0988080096 - 0988080096
Logo

Hệ thống quản lý An toàn, Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018

1. Giới thiệu hệ thống ISO 45001: 2018

Hệ thống ISO 45001 là tiêu chuẩn chứng nhận cho hệ thống quản lý về AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP cho doanh nghiệp, thuộc tiêu chuẩn quốc tế được gọi là Chứng chỉ ISO 45001, Đây là phiên bản đầu tiên cũng là phiên bảng mới nhất là ISO 45001:2018 thay thế cho hệ thống cũ là OHSA 18001 (Occupational Health and Safety Assessment)

2. Nguyên tắc vận hành hệ thống ISO

Các hệ thống ISO mới hiện này như ISO 45001:20218 cũng như các hệ thống ISO 9001:2015, ISO 14001:2018 và ISO 27001:2013 . . .  được vận hành trên nguyên tắc chung trình PDCA (Plan – Do – Check – Act). Cụ thể như sau:

+ Plan: Lập kế hoạch

+ Do: Triển khai kế hoạch đã được thiết lập

+ Check: Đánh giá kết quả trển khai thực tế

+ Act: Thay đổi, cải tiến

Chu trình PDCA được áp dụng cụ thể trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 45001:2018 cụ thể như sơ đồ dưới đây:

Nguyên tắc vận hành hệ thống ISO

3. Bảy điều khoản chính trong tiêu chuẩn ISO

Điều Khoản ISO 45001:2018
4 Bối cảnh của tổ chức/ Context of the organization
5 Sự Lãnh đạo/ Leadership
6 Lập kế hoạch/ Planing
7 Hỗ trợ/ Support
8 Vận hành/ Operation
9 Đánh giá hiệu năng/ Performance Evaluation
10 Cải tiến/ Improvement

4. Các điều khoản tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Thành viên hoặc cá nhân của tổ chức xây dựng hệ thống ISO 45001:2018 cần hiểu rõ nội dung các yêu cầu tiêu chuẩn này, là tiền đề cơ sở để xây dựng phù hợp với thực tế tình hình doanh nghiệp cụ thể với các điều khoản dưới đây:

  • 4 Bối cảnh của tổ chức/ Context of the organization
    • 4.1 Sự hiểu biết về tổ chức và bối cảnh
    • 4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác
    • 4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S
    • 4.4 Hệ thống quản lý OH&S
  • 5 Lãnh đạo và sự tham gia của người lao động/ Leadership and worker participation
    • 5.1 Lãnh đạo và cam kết/Leadership and commitment
    • 5.2 Chính sách (An toàn, Sức khoẻ)/ Policy
    • 5.3 Tổ chức vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm và chính quyền
    • 5.4 Sự tham gia và tham khảo ý kiến
  • 6 Hoạch định/ Planing
    • 6.1 Các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội/ Action to address risk and opportunities
    • 6.1.1 Yêu cầu chung/ General
    • 6.1.2 Nhận biết mối nguy và đánh giá rủi và cơ hội/ Hazard identification and assessment of risk & opportunities
    • 6.1.2.1 Nhận biết các mối nguy
    • 6.1.2.2 Đánh giá rủi ro OH&S và các rủi ro khác với hệ thống OH&S
    • 6.1.2 Đánh giá cơ hội OH&S và các cơ hội  khác cho hệ thống OH&S
    • 6.1.3 Quyết định áp dụng pháp luật và các yêu cầu khác
    • 6.1.4 Hoạch định thực hiện hành động
    • 6.2 Mục tiêu OH&S và hoạch định đạt mục tiêu
    • 6.2.1 Mục tiêu OH&S
    • 6.2.2Hoạt định để đạt các mục tiêu OH&S
  • 7 Hỗ trợ/ Support
    • 7.1 Nguồn lực/ Resources
    • 7.2 Năng lực/ Competence
    • 7.5 Thông tin văn bản
    • 7.5.1 Thông tin chung
    • 7.5.2 Thiết lập và cập nhật thông tin văn bản
    • 7.5.3 Kiểm soát thông tin văn bản
  • 8 Kế hoạch vận hành và kiểm soát thực hiện
    • 8.1.1 Khái quát
    • 8.1.2 Loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro OH&S
    • 8.1.3 Quản lý sự thay đổi
    • 8.1.4 Mua sắm
      • 8.1.4.1 Khái quát
      • 8.1.4.2 Nhà thầu
      • 8.1.4.3 Thuê ngoài/ OutSourcing
    • 8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp
  • 9 Đánh giá kết quả/ Thực hiện
    • 9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
      • 9.1.1 Khát quát
      • 9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ
    • 9.2 Đánh giá nội bộ/ Internal Auditor
      • 9.2.1 Khát quát/ yêu cầu chung
      • 9.2.2 Chương trình đánh giá nội bộ
    • 9.3 Xem xét lãnh đạo/ Management Riview
  • 10 Cải tiến/ Improvement
    • 10.1 Khái quát/ Yêu cầu chung
    • 10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục
    • 10.3 Cải tiến liên tục

5. Các thông tin văn bản bắt buộc và cần cho ISO 45001:2018

Tuỳ theo quy mô sản xuất của doanh nghiệp, chúng ta có thể tích hợp, tách riêng hoặc thêm các quy trình nếu cần thiết. Dưới đây là các thông tin dạng văn bản chính, cần được thiết lập:

  1. Phân tích bối cảnh tổ chức liên quan đến các vấn đề AN TOÀN SỨC KHOẺ NN ( (OH&S)
  2. Chính sách AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S)
  3. Mục tiêu AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S)
  4. Quy trình đào tạo liên quan AN TOÀN SỨC KHOẺ NN (OH&S)
  5. Quy trình nhận diện, đánh giá rủi ro, và cơ hội về AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S)
  6. Quy trình cập nhật và đánh giá sự tuân thủ luật pháp về AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S)
  7. Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp về AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S)
  8. Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa các sự cố TNLĐ, AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S)
  9. Quy trình trao đổi thông tin
  10. Quy trình kiểm soát Nhà thầu, nhà cung ứng vào nhà máy làm việc
  11. Quy trình đánh giá nội bộ
  12. Quy trình/ Hồ sơ quản lý sự thay đổi
  13. Quy trình/ Hồ sơ tham gia, tham vấn người lao động  (OH&S)
  14. Quy trình kiểm soát thông tin dạng văn bản (Tài liệu và Hồ sơ)
  15. Quy trình/ Hồ sơ xem xét lãnh đạo
  16. Sổ tay AN TOÀN SỨC KHOẺ NN  (OH&S) (nếu có)

Hãy liên hệ với KN Company chúng Tôi, để được tư vấn xây dựng hệ thống cho chứng nhận của bạn !

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO AN TOÀN VÀ TƯ VẤN KN COMPANY

Hãy liên hệ với KN Company, để được tư vấn xây dựng hệ thống cho chứng nhận của bạn!

  • Địa chỉ: Số 128/19, Tổ 17, Khu Phố 4C, Phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
  • Hotline: 0988080096
  • Email: [email protected]

Tiêu Chuẩn khác